CÁCH XỬ LÝ KHI VIẾT SAI HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG
TFV CONSULTANT là một trong những tổ chức tư vấn pháp luật và giải quyết tranh chấp hàng đầu trong các lĩnh vực: Kinh doanh, Thương mại, Đầu tư, Kế toán - Thuế, Công bố chất lượng, Sở hữu trí tuệ, Mã số mã vạch, An toàn thực phẩm và Lao động - Bảo hiểm.
Trong bài viết này, TFV CONSULTANT hướng dẫn cụ thể cách xử lý các trường hợp viết sai hóa đơn giá trị gia tăng.
I./ Văn bản hướng dẫn cách xử lý khi viết sai hóa đơn
1. Thông tư 39/2014/TT-BTC Quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
(Chi tiết được hướng dẫn theo Điều 20 xử lý đối với hóa đơn đã lập)
2. Thông tư 26/2015/TT-BTC Hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng, quản lý thuế và một số sửa đổi về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
(Chi tiết được hướng dẫn cụ thể tại khoản 7 Điều 3)
II./ Quy trình xử lý khi viết sai hóa đơn:
1. Kiểm tra sự sai xót:
Khi nhận được thông báo của khách hàng về sự sai xót trong quý trình viết hóa đơn, công việc đầu tiên của Kế toán là rà soát lại sai xót ở đâu?
2. Thời điểm viết sai hóa đơn
- Hóa đơn đã được giao cho khách hàng hay chưa
- Hóa đơn đã được kê khai thuế hay chưa
3. Xác định lỗi sai cụ thể trên hóa đơn để xử lý đúng quy định
III./ Cách sử lý sai xót khi viết hóa đơn
1. Trường hợp lập hóa đơn chưa giao cho người mua, nếu phát hiện hóa đơn lập sai, người bán gạch chéo các liên và lưu giữ số hóa đơn lập sai.
2. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc hóa đơn đã lập và giao cho người mua, người người bán và người mua chưa kê khai thuế nếu phát hiện sai phải hủy bỏ, người bán và người mua lập biên bản thu hồi các liên của số hóa đơn đã lập sai. Biên bản thu hồi hóa đơn phải thể hiện được lý do thu hồi hóa đơn. Người bán gạch chéo các liên, lưu giữ số hóa đơn lập sai và lập lại hóa đơn mới theo quy định.
3. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót. Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giám) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số…, ký hiệu… Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).
Lưu ý: Đối với trường hợp hóa đơn sai “Tên Công Ty” hoặc “Địa Chỉ Công Ty”. Đồng thời, ghi đúng mã số thuế thì các Bên chỉ cần lập Biên Bản Điều Chỉnh Hóa Đơn
Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn Quý khách xem trong file cuối trang
VI./ Hướng dẫn xử lý cụ thể trong từng trường hợp
Trường hợp 1: Lập hóa đơn nhưng chưa giao cho người mua
Khi lập hóa đơn nhưng chưa giao cho người mua mà phát hiện sai sót thì xử lý theo từng thời điểm như sau:
1./ Chưa xé hóa đơn khỏi quyển hóa đơn
- Gạch chéo các liên và lưu giữ hóa đơn lập sai
- Lập hóa đơn mới.
2./ Đã xé hóa đơn ra khỏi quyển nhưng chưa giao cho bên mua
- Gạch chéo các liên của hóa đơn
- Kẹp hóa đơn vào vị trí cũ (để giải trình sau này)
- Lập hóa đơn mới.
Trường hợp 2: Hóa đơn đã giao cho khách hàng nhưng chưa kê khai
- Người bán và người mua lập biên bản thu hồi các liên của số hóa đơn đã lập sai;
- Lập hóa đơn mới (dùng hóa đơn mới để kê khai).
Lưu ý: Người bán gạch chéo các liên, lưu giữ số hóa đơn lập sai.
Mẫu Biên bản thu hồi hóa đơn Quý khách xem trong file cuối trang
Trường hợp 3: Hóa đơn đã giao và kê khai thuế
1./ Nếu sai sót của hóa đơn nhưng không ảnh hưởng đến tiền thuế
- Hai bên lập biên bản điều chỉnh hóa đơn viết sai
+ Nếu sai cao hơn thì các bên lập biên bản điều chỉnh tăng.
+ Nếu sai cao hơn thì các bên lập biên bản điều chỉnh giảm.
- Người bán lập hóa đơn điều chỉnh
Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số…, ký hiệu…
2./ Nếu sai sót của hóa đơn không ảnh hưởng đến tiền thuế
- Hai bên lập biên bản điều chỉnh hóa đơn viết sai
+ Nếu sai cao hơn thì các bên lập biên bản điều chỉnh tăng.
+ Nếu sai thấp hơn thì các bên lập biên bản điều chỉnh giảm.
- Người bán lập hóa đơn điều chỉnh
+ Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số…, ký hiệu…
+ Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).
Bài viết được chia sẻ bởi TFV CONSULTANT. Hãy ghi nguồn và trích dẫn liên kết nếu như bạn muốn sao chép nội dung bài viết. Xin chân thành cảm ơn!