CÁCH GHI MÃ NGÀNH NGHỀ KINH DOANH TRONG ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP
Hỏi/ đáp: Tôi chuẩn bị đăng ký thành lập doanh nghiệp, nhưng không biết cách ghi mã ngành nghề kinh doanh. Công ty có thể tư vấn giúp tôi việc ghi mã ngành nghề kinh doanh được không ạ?
Đối với thông tin trên TFV CONSULTANT xin phép được tư vấn như sau.
Thông thường có 2 phương thức tra cứu mã ngành nghề kinh doanh được nhiều người áp dụng đó là: Tra cứu trực tiếp và Tra cứu trên Cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp.
Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, mọi người thuờng lựa chọn ngành kinh tế cấp 4 trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 28/2018/QĐ-TTg.
1./ Phải lựa chọn được mã ngành nghề cấp 4
Nhiều người thực hiện không đúng nguyên tắc này nên dẫn đến tình trạng hồ sơ doanh nghiệp bị trả về khi thực hiện thủ tục với các cơ quan nhà nước.
Bởi lẽ, hệ thống mã ngành nghề theo quy định của pháp luật hiện hành phân hóa từ cấp 1 tới cấp 5, tương ứng với số chữ số của mã ngành nghề đó.
Theo như nguyên tắc thì khi chọn mã ngành nghề để đăng ký, doanh nghiệp cần phải đăng kí mã ngành nghề cấp 4 (4 chữ số). Sau đó, bạn bổ sung mã ngành cấp 5 hoặc diễn giải chi tiết phù hợp với quy định pháp luật.
Trong một số trường hợp, việc chỉ ghi nhận mã ngành cấp 4 là chưa đủ, khi đó người ghi mã ngành nghề phải bổ sung thêm mã ngành cấp 5, phù hợp với ngành nghề của mình hoặc diễn giải chi tiết của ngành nghề đó.
Trong thực tế, có không ít trường hợp mà cán bộ tiếp nhận từ chối hồ sơ, đồng thời doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục nhiều lần chỉ vì thiếu nội dung trên.
Cho nên, việc xác định khi nào cần phải ghi thêm ngoài việc chọn mã ngành nghề cấp 4 cũng là một lưu ý rất quan trọng.
Các trường hợp cần bổ sung diễn giải chi tiết hoặc ghi thêm mã ngành cấp 5 là:
- Ngành nghề kinh doanh thuộc danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện (vốn pháp định, chứng chỉ,…), ngành nghề kinh doanh cấm kinh doanh hoặc hạn chế kinh doanh thì ngoài mã cấp 4, ta phải ghi theo ngành nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật.
- Các ngành nghề không được ghi nhận thành một ngành nghề cụ thể trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (không có mã ngành riêng), song lại được quy định trong các văn bản pháp luật khác, thì ghi nhận thêm theo quy định tại các văn bản đó.
2./ Ghi theo ngành nghề quy định tại các văn bản chuyên ngành
- Đối với ngành nghề kinh doanh thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện (về vốn pháp định, chứng chỉ,…), danh mục ngành nghề kinh doanh cấm kinh doanh hoặc hạn chế kinh doanh, ngoài mã ngành cấp 4, phải ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật.
3./ Cách ghi ngành nghề không có trong Hệ thống ngành kinh tế
Trường hợp ngành nghề không có trong Hệ thống ngành kinh tế và cũng không có văn bản pháp luật thực tế điều chỉnh người thành lập doanh nghiệp cần làm công văn giải trình với Phòng đăng ký kinh doanh về thực tiễn tồn tại ngành nghề kinh doanh để cơ quan này được rõ.
Phòng đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi theo quy định của pháp luật. Nếu có bất cứ thắc mắc hay khó khăn nào, xin vui lòng liên hệ đến TFV CONSULTANT để được hỗ trợ tư vấn và phục vụ tận tình.
Bảng giá dịch vụ "Thành lập công ty - thay đổi giấy phép kinh doanh" vui lòng click vào đây => Bảng giá dịch vụ
Bảng giá dịch vụ "Giấy phép con" vui lòng click vào đây => Bảng giá dịch vụ
Bảng giá dịch vụ "Kế toán - dịch vụ báo cáo thuế" vui lòng click vào đây: Bảng giá dịch vụ
Bài viết được chia sẻ bởi TFV CONSULTANT. Hãy ghi nguồn và trích dẫn liên kết nếu như bạn muốn sao chép nội dung bài viết. Xin chân thành cảm ơn./