CẬP NHẬT THÔNG TIN MỚI VỀ ATTP - THÔNG TƯ 12/2021/TT-BYT
Bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. Thông tư 12/2021/TT-BYT có hiệu lự thi hành từ ngày 01/11/2021.
I./ Danh mục các văn bản quy phạm pháp luật được bãi bỏ toàn bộ
1. Quyết định số 462-BYT/QĐ ngày 30 tháng 8 năm 1960 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành các bảng thuốc độc A, B và quy chế quản lý thuốc độc.
2. Thông tư số 20-BYT/TT ngày 30 tháng 8 năm 1960 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn thi hành Quyết định số 462-BYT/QĐ ngày 30 tháng 8 năm 1960 ban hành các bảng thuốc độc A, B và quy chế thuốc độc.
3. Quyết định số 315-BYT-QĐ ngày 04 tháng 4 năm 1963 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy chế thuốc độc mới và chế độ nhãn thuốc.
4. Thông tư số 08-BYT-TT ngày 04 tháng 4 năm 1963 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn thi hành Quyết định số 315-BYT-QĐ ngày 04 tháng 4 năm 1963.
5. Thông tư số 31-BYT-TT ngày 27 tháng 10 năm 1964 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi và bổ sung quy chế thuốc độc và chế độ nhãn thuốc ban hành theo Quyết định số 315-BYT-QĐ ngày 04 tháng 4 năm 1963 của Bộ Y tế.
6. Thông tư số 24-BYT/TT ngày 14 tháng 6 năm 1965 của Bộ trưởng Bộ Y tế bổ sung và sửa đổi quy chế thuốc độc.
7. Thông tư số 24-BYT-TT ngày 01 tháng 10 năm 1973 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn bổ sung việc thực hiện quy chế thuốc độc đối với thuốc độc bảng A gây nghiện.
8. Thông tư số 32/2015/TT-BYT ngày 16 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về tiêu chuẩn chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc Sở Y tế thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
II./ Quyết định 46/2007/QĐ-BYT được bãi bỏ một phần
Các nội dung thuộc Quy định ban hành kèm theo Quyết định, cụ thể như sau:
- Phần 2. Giới hạn tối đa dư lượng thuốc thú y trong thực phẩm.
- Phần 3. Giới hạn tối đa độc tố vi nấm trong thực phẩm.
- Phần 4. Quy định vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ chứa đựng thực phẩm:
+ Mục 4.1. Quy định giới hạn an toàn tối đa kim loại nặng thôi nhiễm từ dụng cụ chứa đựng thực phẩm bằng gốm và thủy tinh.
+ Mục 4.2. Quy định giới hạn an toàn tối đa kim loại nặng thôi nhiễm từ dụng cụ chứa đựng thực phẩm bằng thủy tinh có lòng sâu.
+ Mục 4.3. Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm từ hợp kim chế tạo đồ hộp (không kể loại thực phẩm khô, dầu mỡ).
+ Mục 4.4. Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm từ nhựa tổng hợp.
- Phần 5. Giới hạn tối đa kim loại trong thực phẩm.
- Phần 6. Giới hạn vi sinh trong thực phẩm:
+ Mục 6.1. Giới hạn cho phép vi sinh vật trong sữa và sản phẩm sữa.
+ Mục 6.2. Quy định giới hạn cho phép vi sinh vật trong thịt và sản phẩm thịt.
+ Mục 6.3. Quy định giới hạn cho phép vi sinh vật cá và thủy sản.
+ Mục 6.4. Quy định giới hạn cho phép vi sinh vật trong trứng và sản phẩm trứng.
+ Mục 6.6. Quy định giới hạn cho phép vi sinh vật trong rau, quả và sản phẩm rau, quả.
+ Mục 6.7. Quy định giới hạn cho phép vi sinh vật trong nước khoáng và nước giải khát đóng chai.
+ Mục 6.9. Quy định giới hạn cho phép vi sinh vật trong thức ăn đặc biệt.
+ Mục 6.10. Quy định giới hạn cho phép vi sinh vật trong kem và nước đá.
- Phần 8. Giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm.
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi theo quy định của pháp luật. Nếu có bất cứ thắc mắc hay khó khăn nào, xin vui lòng liên hệ đến TFV CONSULTANT để được hỗ trợ tư vấn và phục vụ tận tình.
Bảng giá dịch vụ "Thành lập công ty - thay đổi giấy phép kinh doanh" vui lòng click vào đây => Bảng giá dịch vụ
Bảng giá dịch vụ "Giấy phép con" vui lòng click vào đây => Bảng giá dịch vụ
Bảng giá dịch vụ "Kế toán - dịch vụ báo cáo thuế" vui lòng click vào đây: Bảng giá dịch vụ
Bài viết được chia sẻ bởi TFV CONSULTANT. Hãy ghi nguồn và trích dẫn liên kết nếu như bạn muốn sao chép nội dung bài viết. Xin chân thành cảm ơn./