Logo TFV
441/50 Điện Biên Phủ - P. 25 - Q. Bình Thạnh - Tp. Hồ Chí Minh

NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM

Banner

Hiện nay, vấn đề an toàn thực phẩm đang là vấn đề nhức nhối trong xã hội. Nó không chỉ diễn ra ở các nước đang phát triển mà còn ở các nước phát triển, có trình độ khoa học tiên tiến. Vấn đề ngộ độc thực phẩm ở các quán ăn cũng ngày càng diễn ra phức tạp.

Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm cũng là vấn đề được nhiều người tiêu dùng quan tâm hàng đầu hiện nay bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và uy tín của đơn vị kinh doanh? Bởi những lẽ đó mà việc các chủ quán cần làm gì để bảo đảm về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng đang rất được quan tâm.

Vệ sinh an toàn thực phẩm là tiêu chí hàng đầu quyết định một cơ sở kinh doanh ẩm thực chất lượng. Để đáp ứng được vệ sinh an toàn thực phẩm đòi hỏi nhà kinh doanh phải hiểu rõ về từng yêu cầu về an toàn thực phẩm.

1./ Yêu cầu về cơ sở kinh doanh thực phẩm

- Có đủ diện tích để bố trí chứa đựng, bảo đảm thuận tiện di chuyển nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm.

- Không bị ngập nước, úng nước.

- Không bị ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng, vi sinh vật gây hại; thực phẩm không bị nhiễm độc bởi ô nhiễm bởi bụi, hóa chất độc hại,...

- Cửa ra vào, cửa sổ phải nhẵn, phẳng thuận tiện cho việc làm vệ sinh; những nơi cần thiết phải có lưới bảo vệ tránh sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại.

- Nguồn ánh sáng, cường độ ánh sáng phải bảo đảm theo quy định; các bóng đèn cần được che chắn an toàn.

- Hệ thống thông gió phù hợp với yêu cầu bảo quản thực phẩm, bảo đảm thông thoáng ở các khu vực.

- Có đủ dụng cụ thu gom chất thải, rác thải; dụng cụ làm bằng vật liệu ít bị hư hỏng, bảo đảm kín, có nắp đậy và được vệ sinh thường xuyên.

- Có đủ nước sạch để vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ và vệ sinh cơ sở và phù hợp với quy chuẩn.

- Thực phẩm kinh doanh phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, còn hạn sử dụng.

2./ Yêu cầu về trang thiết bị

- Trang thiết bị phục vụ kinh doanh, bảo quản phù hợp với yêu cầu của từng loại thực phẩm (giá kệ, tủ bày sản phẩm, trang thiết bị điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, thông gió ở khu vực chứa đựng, bày bán, bảo quản thực phẩm); có quy định về quy trình, chế độ vệ sinh đối với cơ sở

- Đủ trang thiết bị để kiểm soát được nhiệt độ, độ ẩm, thông gió và các yếu tố ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm theo yêu cầu kỹ thuật của từng loại sản phẩm thực phẩm trong suốt quá trình kinh doanh thực phẩm.

- Đủ trang thiết bị để kiểm soát được nhiệt độ, độ ẩm, thông gió và các yếu tố ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm theo yêu cầu kỹ thuật của từng loại sản phẩm thực phẩm trong suốt quá trình kinh doanh thực phẩm.

- Thiết bị phòng chống côn trùng và động vật gây hại không han gỉ, dễ tháo rời để bảo dưỡng và làm vệ sinh, thiết kế bảo đảm hoạt động hiệu quả phòng chống côn trùng và động vật gây hại; không sử dụng thuốc, động vật diệt chuột, côn trùng trong khu vực kinh doanh, bảo quản thực phẩm.Thiết bị, dụng cụ giám sát, đo lường chất lượng, an toàn sản phẩm phải đảm bảo độ chính xác và được bảo dưỡng, kiểm định định kỳ theo quy định

- Thiết bị phòng chống côn trùng và động vật gây hại không han gỉ, dễ tháo rời để bảo dưỡng và làm vệ sinh, thiết kế bảo đảm hoạt động hiệu quả phòng chống côn trùng và động vật gây hại; không sử dụng thuốc, động vật diệt chuột, côn trùng trong khu vực kinh doanh, bảo quản thực phẩm.Thiết bị, dụng cụ giám sát, đo lường chất lượng, an toàn sản phẩm phải đảm bảo độ chính xác và được bảo dưỡng, kiểm định định kỳ theo quy định.

3./ Đối với chủ cơ sở kinh doanh

- Nâng cao đạo dức kinh doanh, thực hiện tốt quy định về pháp luật khi kinh doanh, chế biến thực phẩm. Đăng ký đầy đủ giấy phép kinh daonh, giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

- Trang thiết bị đầy đủ các dụng cụ, trang thiết bị trong quá trình chế biến, phục vụ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Đặt ra các chỉ tiêu, yêu cầu về sức khỏa của nhân viên chế biến, phục vụ ở cơ sở quán ăn của mình.

- Giám sát, nhắc nhở nhân viên thực hiện tốt các hoạt động liên quan đến thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Nghiêm túc thực hiện chế độ tự kiểm tra 3 bước tại nhà bếp, kiểm tra nguồn nguyên liệu nhập vào; kiểm tra thực phẩm từ quý trình sơ chế đến ra món ăn;...

4./ Đối với nhân viên của cơ sở kinh doanh

- Đảm bảo tốt về khám sức khỏe định kỳ, nếu mắc bệnh lây nhiễm thì phải báo cho chủ quán để tạm ngưng công việc.

- Học tập, bổ sung kiến thức về bảo đảm an toàn thực phẩm.

- Nâng cao trách nhiệm tự giác trong việc thực hiện tốt vệ sinh cá nhân và thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Trong qua trình làm việc có vấn đề gì về bảo đảm an toàn thực phẩm phải báo cáo ngay cho chủ quán để xử lý.

5./ Những nguyên tắc để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm

Gồm 10 nguyên tắc sau đây:

Nguyên tắc 1: Chọn thực phẩm an toàn

Chọn thực phẩm tươi, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, tin cậy, kể cả người bán và người sản xuất. Trên sản phẩm cần có nhãn mác, thông tin mô tả chi tiết, cụ thể. Không chọn các thực phẩm đóng gói trong lon, hộp, bao bì có dấu hiệu hư hại. Không chọn hoặc bảo quản thực phẩm đông lạnh để tan đá, rồi làm đông đá lại, vì các sản phẩm này kém an toàn. Ngoài ra cũng cần kiểm tra vệ sinh quầy bán thực phẩm, đặc biệt là các quầy bán đồ tươi, sống.

Nguyên tắc 2: Nấu chín kỹ thức ăn

Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn là bảo đảm nhiệt độ trung tâm thực phẩm phải đạt tới trên 70°C.

Nguyên tắc 3: Ăn ngay sau khi nấu

Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong vì thức ăn càng để lâu thì càng nguy hiểm.

Nguyên tắc 4: Bảo quản cẩn thận các loại thực phẩm

Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ liên tục nóng trên 60°C hoặc lạnh dưới 10°C. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.

Nguyên tắc 5: Nấu lại thức ăn thật kỹ

Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng và nhất thiết phải được đun kỹ lại.

Nguyên tắc 6: Tránh ô nhiễm chéo giữa thức ăn chín và sống với bề mặt bẩn

Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn (như dùng chung dao, thớt để chế biến thực phẩm sống và chín).

Nguyên tắc 7: Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác

Sử dụng các dung dịch sát khuẩn, diệt khuẩn vệ sinh tay trước khi tham gia chế biến thức ăn.

Nếu bạn bị nhiễm trùng ở bàn tay, hãy băng kỹ và kín vết thương nhiễm trùng đó trước khi chế biến thức ăn.

Nguyên tắc 8: Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn

Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Giải pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho vấn đề này là trước khi sử dụng khăn lau bát đĩa, bạn cần phải luộc khăn với nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại.

Vệ sinh bồn rửa định kỳ bằng các dung dịch sát khuẩn.

Nguyên tắc 9: Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác

Động vật thường chứa các vi trùng gây bệnh qua thực phẩm.

Che đậy giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn… Đó là cách bảo vệ tốt nhất.

Khăn dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch trước và sau khi sử dụng.

Nguyên tắc 10: Sử dụng nguồn nước sạch an toàn

Nước sạch là yếu tố quan trọng với việc chế biến thực phẩm và uống. Nước sạch phải không màu, không mùi, không vị lạ và không chứa mầm bệnh.

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi theo quy định của pháp luật. Nếu có bất cứ thắc mắc hay khó khăn nào, xin vui lòng liên hệ đến TFV CONSULTANT để được hỗ trợ tư vấn và phục vụ tận tình.

Bảng giá dịch vụ "Thành lập công ty - thay đổi giấy phép kinh doanh" vui lòng click vào đây => Bảng giá dịch vụ

Bảng giá dịch vụ "Giấy phép con" vui lòng click vào đây => Bảng giá dịch vụ

Bảng giá dịch vụ "Kế toán - dịch vụ báo cáo thuế" vui lòng click vào đây: Bảng giá dịch vụ

Bài viết được chia sẻ bởi TFV CONSULTANT. Hãy ghi nguồn và trích dẫn liên kết nếu như bạn muốn sao chép nội dung bài viết. Xin chân thành cảm ơn./

Banner