Logo TFV
441/50 Điện Biên Phủ - P. 25 - Q. Bình Thạnh - Tp. Hồ Chí Minh

KINH NGHIỆM MỞ QUÁN CÀ PHÊ

Banner

Bạn là người mới bắt đầu kinh doanh? Bạn đang có ý tưởng kinh doanh cà phê? Bạn đang muốn khởi nghiệp?

Hãy bắt đầu ngay nếu thời cơ đã đến

TFV CONSULTANT chia sẻ những kỹ năng kinh doanh và những yếu tố quyết định đến sự thành công cho những bạn mới bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh cà phê.

Trong bài viết này, chúng tôi muốn gửi đến các bạn cách nhìn tổng quát về kinh doanh và xu hướng kinh doanh hiện nay.

Quy trình 5 bước để mở quán cà phê các bạn tham khảo nhé!

- Bước 1: Ý tưởng

- Bước 2: Chuẩn bị

- Bước 3: Maketing

- Bước 4: Quản lý

- Bước 5: Dịch vụ khách hàng

1. Ý tưởng

Nếu bạn có ý tưởng nhưng không bao giờ thực hiện thì nó vẫn sẽ mãi là ý tưởng. Một ý tưởng hay là sự kết hợp giữa niềm đam mê và tư duy kinh doanh.

Bạn đang có ý định mở quán cà phê nhưng chưa có ý tưởng cụ thể, những mẹo sau đây giúp bạn tìm ra được ý tưởng hay nhất.

- Có kiến thức về cà phê và biết cách thưởng thức cà phê.

- Khảo sát địa điểm kinh doanh cà phê.

- Nghiên cứu nhu cầu thị hiếu khách hàng

- Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh.

- Tìm kiếm nhà cung cấp cà phê dựa trên 3 yếu tố: chất lượng, giá cả, uy tín.

- Tài chính: Bạn phải tìm kiếm nguồn vốn để thực hiện ý tưởng.

Hãy phân tích những số liệu này một cách kỹ lưỡng bạn sẽ có được ý tưởng hay. Lúc này bạn sẽ biết khi mở quán cà phê mình nên chọn phong cách quán như thế nào để hợp thời và kinh doanh có lợi nhuận.

Phong cách quán cà phê là yếu tố quan trọng mang đến thành công của quán. Chẳng hạn bạn muốn quán cà phê của mình mang phong cách cà phê sân vườn, cà phê sách, cà phê âm nhạc hay cà phê dành cho tuổi teen, ...

2. Chuẩn bị

Trước khi mở quán cà phê các bạn cần lưu ý “Chuẩn bị không tốt là chuẩn bị cho sự thất bại”. Khâu chuẩn bị chiếm khoảng 50% cho sự thành công của các bạn.

Có được ý tưởng hay các bạn nên bắt đầu vào công việc ngay. Bạn cần chuẩn bị những điểm sau đây:

- Địa điểm:

Người xưa có câu “bán buôn có hội có phường” các bạn đừng bỏ qua điểm này nhé. Lựa chọn địa điểm phải dựa trên ý tưởng ban đầu mà bạn đã xây dựng.

Ví dụ: Bạn chọn loại hình mở quán cà phê sân vườn thì lựa chọn địa điểm rộng, thoáng mát. Nếu địa điểm nào đó có sẵn sân vườn thì càng tốt.

- Thiết kế:

Nếu bạn không giỏi trong thiết kế thì bạn nên nhờ một đơn vị khác có kinh nghiệm họ sẽ giúp bạn. Những chuyên gia thiết kế sẽ giúp cho quán của bạn đẹp, quyến rũ và chuyên nghiệp hơn.

- Cơ sở vật chất:

Bạn cần lên sẵn một danh sách những trang thiết bị, đồ dùng cần thiết thật chi tiết và chọn những nhà cung cấp uy tín. Bạn sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí.

- Nhân sự:

Tuỳ theo quy mô của quán cà phê để bạn lựa chọn những nhân sự phù hợp. Các bạn có thể tham khảo 4 tiêu chí chọn nhân viên như sau:

+ Kiến thức

+ Kinh nghiệm

+ Phẩm chất

+ Động cơ: Có thể là niềm đam mê chẳng hạn, ...

Ví dụ

+ Quản lý: Giỏi, có kinh nghiệm, nhanh nhẹn, và đặc biệt có niềm đam mê giống bạn.

+ Nhân viên: Nhanh nhẹn, ngoại hình dễ nhìn.

Đặc biệt sau khi tuyển dụng nhân sự xong bạn phải đào tạo cho quản lý và nhân viên về chuyên môn, cách giao tiếp và văn hoá trong môi trường làm việc. Nếu quán cà phê có quy mô lớn thì bạn nên thuê một chuyên gia trong lĩnh vực này dạy cho nhân viên những kỹ năng làm việc cần thiết. Bạn không được bỏ qua đều này nếu bạn muốn thành công.

- Pháp lý:

Khi mở quán cà phê bạn không chỉ biết về kinh doanh mà bạn còn phải biết về pháp luật để thực hiện đúng các quy định của Nhà nước. Khi kinh doanh cà phê bạn cần lưu ý 2 loại giấy phép sau đây

+ Giấy phép kinh doanh

+ Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho dịch vụ ăn uống

Ngoài ra, bạn còn phải chú ý đến vấn đề tiền lương, bảo hiểm cho nhân viên nữa nhé.

- Tài chính:

Để mở quán cà phê thuận lợi, bạn phải lập 1 kế hoạch chi tiêu thật hợp lý nhằm tránh lãng phí 1 cách vô ích. Phải lên kế hoạch dài hạn để tránh những rủi ro khi kinh doanh, bạn phải chia ra từng giai đoạn cụ thể:

+ Trước khi kinh doanh

+ Trong 3 tháng

+ Trong 6 tháng

+ Trong 12 tháng

+ Trong 18 tháng

+ Trong 24 tháng

+ Trong 36 tháng

Ngoài ra, bạn cần dự trù chi phí kinh doanh không lợi nhuận ít nhất 6 tháng.

- Chiến lược kinh doanh:

Mở quán cà phê nếu không có chiến lược kinh doanh bạn sẽ chẳng biết phải làm gì. Bạn phải vạch ra được những mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn nhất định. Không xác định được mục tiêu bạn sẽ gặp khó khăn và không có lối thoát đồng nghĩa với việc bạn sẽ gặp thất bại. Để đạt được mục tiêu bạn phải có chiến lược kinh doanh rõ ràng, có những cách cụ thể để phát triển và mở rộng quán cà phê trong thời gian 3 tháng tới, một năm tới, ba năm tới, ...

Chiến lược kinh doanh hợp lý sẽ giúp cho bạn tránh được nhiều rủi ro trong kinh doanh. Khi bạn làm được những điều này chắc chắn thành công sẽ sớm đến với bạn.

- Trang phục:

Để tạo nên sự chuyên nghiệp và ấn tượng với khách hàng thì bạn cần có 1 đồng phục chung cho tất cả nhân viên và quản lý. Tuỳ theo mô hình kinh doanh của bạn để chọn đồng phục cũng như màu sắc phù hợp với không gian thiết kế.

Bạn có thể tạo ra sự khác biệt với phong cách Âu bằng việc xây dựng mô hình nhân viên phục vụ toàn là nam với bộ vest đen không tay kèm theo áo sơ mi trắng.

3. Maketing

Bạn mới bắt đầu mở quán cá phê và muốn nhiều khách hàng biết đến thì bạn phải đưa hình ảnh, thông tin của mình tới khách hàng có rất nhiều phương pháp khác nhau.

Trước hết bạn phải xây dựng được chiến lược để quảng cáo và lập chi phí cho quảng cáo. Một chiến lược chất lượng sẽ giúp bạn thành công nhanh hơn.

Ngoài ra, bạn có thể xây dựng cho quán cà phê của mình một website riêng để hình ảnh của bạn được nhiều người biết đến hơn. Hiện nay mạng xã hội phát triển rất mạnh bạn đừng bỏ qua kênh quảng cáo này nhé.

4. Quản lý

Khi mở quán cà phê bạn cần có chiến lược kinh doanh thật sự hợp lý nhằm để hạn chế tối đa sự thất bại.

Bạn cần chú ý 3 những vấn đề sau:

+ Quản lý hoạt động kinh doanh: Bạn phải theo dõi kỹ lưỡng việc kinh doanh của quán. Nếu cần những thay đổi hay bổ sung chiến lược, chính sách, trang thiết bị, nhân sự bạn phải làm ngay lập tức, phải thay đổi để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

+ Nhân sự: Bạn phải có ứng xử hợp lý với từng nhân viên. Quản lý nhân sự rất khó khăn vì thế bạn nên tạo môi trường làm việc tốt nhất cho nhân viên và xây dựng văn hoá làm việc. Bạn cũng cần có những chế độ hợp lý cho nhân viên của mình hay gọi cách khác là “thưởng phạt phân minh”

+ Tài sản: Nếu bạn quản lý nhân sự tốt thì tài sản của bạn ngày càng tăng lên. Đồng thời, bạn cũng cần lên kế hoạch bổ sung những trang thiết bị, vật dụng để tránh tối đa việc khách hàng không hài lòng.

5. Dịch vụ khách hàng

Mở quán cà phê và kinh doanh thành công bạn cần phải chú ý đến 2 yếu tố sau:

- Sản phẩm tốt:

+ Chất lượng: Chất lượng của sản phẩm phải tốt. Khi bạn kinh doanh cà phê thì cà phê và các sản phẩm khác phải ngon, dùng là ghiền thì bạn mới thu hút được khách hàng.

+ Sự chuyên nghiệp: Sự chuyên nghiệp trong tất cả các khâu đặc biệt trong cách phục vụ khách hàng. Chuyên nghiệp trong trang phục, thái độ của nhân viên, cơ sở vật chất, thiết bị.

+ Giá cả: Giá cả của bạn phải phù hợp với túi tiền của khách hàng, cạnh tranh với những đơn vị kinh doanh giống bạn.

- Cảm xúc:

Từ những điều ở trên quán cà phê của bạn sẽ tạo được cảm xúc với khách hàng. Như vậy khách hàng sẽ luôn luôn quay lại để sử dụng dịch vụ của bạn. Hơn nữa, họ còn giới thiệu bạn bè đến ủng hộ cho bạn. Đó mới là kinh doanh thời đại kinh tế thị trường hay còn gọi là “kinh doanh đỉnh cao”

Những chia sẻ của TFV hy vọng sẽ giúp cho bạn có cái nhìn khác hơn trong kinh doanh.

Chúc các bạn kinh doanh thành công!

TFV CONSULTANT là đơn vị chuyên tư vấn mở quán cà phê, tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp và các dịch vụ khác có liên quan. Chúng tôi luôn đưa ra giải pháp tiết kiệm và phù hợp nhất cho khách hàng.

Bài viết được chia sẻ bởi TFV CONSULTANT. Hãy ghi nguồn và trích dẫn liên kết nếu như bạn muốn sao chép nội dung bài viết. Xin chân thành cảm ơn!

Banner