Logo TFV
441/50 Điện Biên Phủ - P. 25 - Q. Bình Thạnh - Tp. Hồ Chí Minh

SẢN XUẤT KINH DOANH THỰC PHẨM KHÔNG RÕ NGUỒN GỐC

Banner

Hỏi: Tôi dự định mua hàng hóa không rõ nguồn gốc vì giá nó rẻ để kinh doanh? Như vậy có bị sao không?

Trên thị trường hiện nay có nhiều mặt hàng kinh doanh đủ các loại, tuy nhiên không phải mặt hàng nào cũng có nhãn mác, xuất xứ rõ ràng. Các mặt hàng là hành giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng hay hàng hóa không có nguồn gốc xuất xứ ngày càng tràn lan trôi nổi trên thị trường.

Đây là vấn đề đang được nhà nước ta rất quan tâm. Bởi đây là hành vi gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tài chính của người tiêu dùng. Gây ảnh hưởng lớn đến các nhà kinh doanh, sản xuất trong nước do làm mất niềm tin ở người tiêu dùng.

Vậy nếu kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc giá rẻ thì sẽ dẫn đến những hệ quả gì? TFV CONSULTANT xin giải đáp thắc mắc của quý khách nhưu sau:

1./ Hàng hóa không rõ nguồn gốc là gì?

Pháp luật hiện hành không có khái niệm cụ thể thế nào là “hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ”. Tuy nhiên, vấn đề xuất xứ hàng hóa được quy định rõ tại Khoản 14 Điều 3 Luật Thương mại 2005

“14. Xuất xứ hàng hoá là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hoá hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hoá trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất hàng hoá đó.”

và hướng dẫn cụ thể tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa:

“Xuất xứ hàng hóa là nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.”

Như vậy, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ chúng ta có thể hiểu là hàng hóa không xác định được nguồn gốc của nươc, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra toàn bộ hành hóa hoặc nơi thực hiên các bước chế biến, sản xuất cuối cùng đối với hàng hóa có nhiều nước tham gia vào quá trình sản xuất hàng hóa.

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu và phân phối thương mại sản phẩm thì phải có các chứng từ, hóa đơn chứng minh hàng hóa rõ nguồn gốc xuất xứ. Trên các bao bì cũng phải in ấn các thông tin đầy đủ để chứng minh nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.

2./ Mức xử phạt đối với các cơ sở kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Các đối thượng kinh doanh hàng hóa không có nguồn gốc xuất xứ sẽ bị nhà nước xử phạt theo Điều 21 Nghị định 124/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung nghị định 187/2013/NĐ – CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, theo đó:

“Điều 21. Hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:

a) Kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa;

b) Đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa;

c) Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ;

14. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

b) Tịch thu phương tiện vi phạm là công cụ, máy móc hoặc vật khác được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.

15. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm; buộc thu hồi tiêu hủy tang vật vi phạm đang lưu thông trên thị trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a và b Khoản 1 Điều này;

b) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa; buộc thu hồi loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này;

c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này”

Như vậy, nếu bạn kinh doanh hàng hóa giá rẻ không có nguồn gốc, xuất xứ thì sẽ bị phạt hành chính theo quy định trên. Ngoài ra bạn có thể bị áp dụng các biện pháp bổ sung như tịch thu hàng hóa và tiêu hủy.

Bài viết được chia sẻ bởi TFV CONSULTANT. Hãy ghi nguồn và trích dẫn liên kết nếu như bạn muốn sao chép nội dung bài viết. Xin chân thành cảm ơn!

Banner