Logo TFV
441/50 Điện Biên Phủ - P. 25 - Q. Bình Thạnh - Tp. Hồ Chí Minh

TẠI SAO LẠI CẦN ĐĂNG KÝ MÃ SỐ, MÃ VẠCH?

Banner

Hỏi/ đáp: Công ty có thể cho tôi hỏi mã vạch là gì? Tại sao phải đăng ký mã số, mã vạch cho sản phẩm hàng hóa?

Trả lời: TFV CONSULTANT xin cảm ơn Quý khách hàng đã tin tưởng sử dụng dịch vụ của công ty chúng tôi. Về vấn đề này chúng tôi xin được phép tư vấn như sau:

1./ Mã vạch là gì?

Mã vạch là sự thể hiện thông tin trong các dạng nhìn thấy trên các bề mặt của sản phẩm, hàng hóa mà máy móc có thể đọc được. Nguyên thủy thì mã vạch lưu trữ dữ liệu theo bề rộng của các vạch được in song song cũng như của khoảng trống giữa chúng, nhưng ngày nay chúng còn được in theo các mẫu của các điểm, theo các vòng tròn đồng tâm hay chúng ẩn trong các hình ảnh. Mã vạch có thể được đọc bởi các thiết bị quét quang học gọi là máy đọc mã vạch hay được quét từ hình ảnh bằng các phần mềm chuyên biệt.

Mã vạch sản phẩm bao gồm 2 phần chính:

- Mã số hàng hóa: Dãy số thể hiện thông tin về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm thông qua quy ước mã số cho các quốc gia trên thế giới của Tổ chức GS1. Người dùng có thể dễ dàng nhận diện mã số này.

- Mã vạch: Tổ hợp những khoảng trắng, vạch trắng được sắp xếp đúng quy luật, thông số, chỉ có thể đọc được bằng những thiết bị hỗ trợ chuyên dụng như máy quét mã vạch,…

2./ Ý nghĩa của mã vạch

Mã vạch giống như một chứng minh thư của hàng hóa. Thông qua mã vạch chúng ta có thể biết chính xác nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa. Tùy vào quốc gia và vùng lãnh thổ mà quy định về mã vạch sẽ khác nhau. Mã vạch của hàng hóa sẽ bao gồm hai phần, bao gồm: mã số của hàng hóa để con người nhận diện và mã vạch để các loại máy quét đọc nhận diện.

Tùy theo dung lượng thông tin, dạng thức thông tin được mã hóa và mục đích sử dụng mà người ta chia ra làm rất nhiều loại. Trong đó phổ biến nhất trên thị trường gồm: UPC, EAN, Code 39, Interleaved 2 of 5, Codabar và Code 128.

Hiện nay, ở Việt Nam hàng hóa trên thị trường đa phần được áp dụng chuẩn mã vạch EAN. Mã vạch EAN gồm 13 con số chia làm 4 nhóm, gồm: mã quốc gia hoặc vùng lãnh thổ gồm 3 chữ số đầu. Mã số doanh nghiệp gồm 4, 5, hoặc 6 số tiếp theo do tổ chức GS1 Việt Nam cấp cho khách hàng. Mã số hàng hóa có thể là 2, 3 hoặc 4 số tiếp theo do doanh nghiệp tự cấp cho sản phẩm của mình. Số cuối cùng là số về kiểm tra (tính từ trái qua).

3./ Tại sao lại cần đăng ký mã số, mã vạch

Mã vạch của hàng hoá bao gồm hai phần: Mã số của hàng hoá để con người nhận diện và phần mã vạch chỉ để dành cho các loại máy tính, máy quét đọc đưa vào quản lý hệ thống.

Hiện nay ở Việt Nam, hàng hóa trên thị trường hầu hết áp dụng chuẩn mã vạch EAN của Tổ chức mã số vật phẩm quốc tế – EAN International với 13 con số, chia làm 4 nhóm, có cấu tạo và ý nghĩa từ trái qua phải như sau (như hình minh họa dưới):

- Nhóm 1: Từ trái sang phải, ba chữ số đầu là mã số về quốc gia (vùng lãnh thổ)

- Nhóm 2: Tiếp theo gồm bốn chữ số là mã số về doanh nghiệp.

- Nhóm 3: Tiếp theo gồm năm chữ số là mã số về hàng hóa.

- Nhóm 4: Số cuối cùng (bên phải) là số về kiểm tra.

Một số vấn đề cần lưu ý:

Nên sử dụng mã vạch để kiểm tra, đối chiếu độ chính xác các thông tin ghi trên sản phẩm khi cảm thấy không tin tưởng. Với các sản phẩm không ghi “Made in ..., Made by ...” hoặc ghi bằng ngôn ngữ quốc gia không đọc được việc dùng mã vạch để xác định thông tin là rất cần thiết.

Mã vạch do cơ quan có thẩm quyền cấp tương ứng với từng sản phẩm, nhìn chung là 1 dấu hiệu khó làm giả. Tuy nhiên không có gì tuyệt đối, trong thực tế với kỹ thuật ngày càng tinh vi nhiều loại hàng hóa được làm giả, làm nhái “từ đầu đến chân” không bỏ sót 1 chi tiết nào thì mã vạch cũng không phải là ngoại lệ.

Do đó, ngoài mã vạch khi kiểm tra hàng hóa ta cần chú ý đến các yếu tố khác như kiểm tra hóa đơn chứng từ, tem chống hàng giả, thông tin nhãn phụ bằng tiếng việt đối với hàng hóa nhập khẩu, hình thức sản phẩm, độ bóng, đẹp, sắc cạnh của các đường viền, logo, vỏ bao bì, nội dung, bố cục, thông tin sản phẩm phải được ghi chi tiết, rõ ràng. Đó chỉ là những bước kiểm tra ban đầu, đối với những vụ việc phức tạp thì cần liên hệ với các công ty chủ thể quyền và các cơ quan chức năng khác để phối hợp giám định, xác minh làm rõ.

Thời gian đăng ký mã số mã vạch là: 15 - 20 ngày

Chi phí đăng ký mã vạch Quý khách vui lòng click vào đây => Bảng giá dịch vụ

Bảng giá dịch vụ "Thành lập công ty - thay đổi giấy phép kinh doanh" vui lòng click vào đây => Bảng giá dịch vụ

Bảng giá dịch vụ "Kế toán - dịch vụ báo cáo thuế" vui lòng click vào đây: Bảng giá dịch vụ

Bài viết được chia sẻ bởi TFV CONSULTANT. Hãy ghi nguồn và trích dẫn liên kết nếu như bạn muốn sao chép nội dung bài viết. Xin chân thành cảm ơn./

Banner