THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE KHI NHẬP KHẨU CẦN PHẢI LÀM THỦ TỤC GÌ?
Hỏi/ đáp: Hồ sơ công bố đối với nhóm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm chức năng khi nhập khẩu về Việt Nam gồm những nội dung gì? Đối với thực phẩm chức năng có cần phải ghi thêm cụm từ “thực phẩm không phải là thuốc và có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” không?
1./ Thực phẩm bảo vệ sức khỏe là gì?
Thực phẩm để bổ sung vào chế độ ăn uống hằng ngày với mục đích cải thiện, duy trì, tăng cường chức năng cho cơ thể đồng thời giảm nguy cơ mắc bệnh.
2. / Lý do cần công bố chất lượng thực phẩm chức năng?
Hiện nay thực phẩm chức năng được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam và nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng nên pháp luật nước ta yêu cầu các sản phẩm này cần phải được Cụ an toàn vệ sinh thực phẩm cấp hồ sơ công bố lưu hành.
- Bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng
Việc công bố chất lượng thực phẩm chức năng giúp các cơ sản sản xuất, kinh doanh đảm bảo được chất lượng theo các tiêu chí đã đặt ra, từ đó giúp bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
- Tạo dựng thương hiệu
Công bố thực phẩm chức năng là các sản phẩm này đã được kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm, được xác nhận bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi lưu hành trên thị trường. Vậy nên những sản phẩm chức năng đã được công bố sẽ nhanh chóng lấy được lòng tin từ phía người dùng, sản phẩm được đón nhận nhanh chóng. Khi đó thương hiệu của bạn sẽ được nhiều người biết đến, từng bước có chỗ đứng trên thị trường.
- Nâng cao khả năng cạnh tranh
Với những sản phẩm đã được công bố tiêu chuẩn chất lượng bởi cơ quan nhà nước thì bạn có thể hoàn toàn tự tin khi cạnh tranh với các sản phẩm chưa được công bố khác. Bởi người tiêu dùng thường quan tâm đến chất lượng đầu tiên, thực phẩm chức năng đảm bảo chất lượng sẽ là lựa chọn ưu tiên số 1, được mọi người truyền tai nhau sử dụng. Từ đây các sản phẩm Bạn sẽ nhanh chóng vượt xa đối thủ, nâng cao doanh số bán hàng.
- Ổn định chất lượng sản phẩm
Khi đã công bố têu chuẩn chất lượng các sản phẩm thực phẩm chức năng, dù là nhập khẩu hay xuất khẩu thì các cá nhân cũng phải đảm bảo chất lượng theo đúng quy chuẩn đã gửi lên Cục an toàn thực phẩm. Việc ổn định sản phẩm cũng là một cách để doanh nghiệp có được sự tin tưởng của người tiêu dùng.
3./ Hồ sơ công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu
- Bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm được soạn theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP;
- Bản kê khai thông tin chi tiết về sản phẩm – Mẫu số 03b ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP (văn bản có đóng dấu giáp lai của tổ chức, cá nhân yêu cầu công bố);
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do/ giấy chứng nhận y tế/ giấy chứng nhận tương đương được cấp bỏi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cửa nước sản xuất. Nội dung trong đó cần thể hiện sản phẩm an toàn với sức khỏe người dùng và phù hợp với quy định pháp luật về thực phẩm (Có thể nộp bản gốc hoặc bản sao có công chứng hợp pháp);
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm chức năng trong vòng 12 tháng kể từ ngày kiểm nghiệm. Trong đó các tiêu chí cần có gồm: chỉ tiêu theo yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, của phòng kiểm nghiệm. Tổ chức, cá nhân có thể chọn nộp bản gốc hoặc bản sao công chứng có kèm bản gốc để đối chiếu hoặc được hợp pháp hóa lãnh sự,
- Nhãn sản phẩm lưu hành tại nước xuất xứ và nhãn phụ bằng tiếng Việt;
- Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh;
- Thông tin, tài liệu khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc công dụng của mỗi thành phần tạo nên thực phẩm chức năng đã công bố.
4./ Có cần phải ghi thêm cụm từ “thực phẩm không phải là thuốc và có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” không?
Đối với thực trạng hiện nay thực phẩm chức năng thường được cung cấp từ các nhà thuốc nên dễ gây ra tình trạng nhầm lẫn giữa thực phẩm chức năng và thuốc chữa bệnh.
Để tránh tình trạng này thì tại Điểm a Khoản 2 Điều 44 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định:
“a) Đối với thực phẩm chức năng phải ghi cụm từ “thực phẩm chức năng” và không được thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào về tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.
- Như vậy, đối với thực phẩm chức năng thì trên bao bì bắt buộc phải có cụm từ: "thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh" nhằm giúp người tiêu dùng có thể phân biệt được đây là thực phẩm chức năng, bổ sung thêm dưỡng chất chứ không nhằm mục đích chữa bệnh.
Đối với thực phẩm chức năng không có khuyến cáo trên sẽ bị xử phạt:
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 23 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính về an toàn thực phẩm thì:
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có nội dung khuyến cáo “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.
Bảng giá dịch vụ "Thành lập công ty - thay đổi giấy phép kinh doanh" vui lòng click vào đây => Bảng giá dịch vụ
Bảng giá dịch vụ "Giấy phép con" vui lòng click vào đây => Bảng giá dịch vụ
Bảng giá dịch vụ "Kế toán - dịch vụ báo cáo thuế" vui lòng click vào đây: Bảng giá dịch vụ
Bài viết được chia sẻ bởi TFV CONSULTANT. Hãy ghi nguồn và trích dẫn liên kết nếu như bạn muốn sao chép nội dung bài viết. Xin chân thành cảm ơn!