BAO NHIÊU TUỔI MỚI ĐƯỢC XEM LÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG?

Banner

Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận của hai bên, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành giám sát của người sử dụng lao động. Các nhà tuyển dụng khi tuyển người lao động cần có nhiều yêu cầu trong đó đặc biệt quan tâm đến độ tuổi của người lao động tránh trường hợp sử dụng người lao động sai độ tuổi mà pháp luật quy định.

1./ Bao nhiêu tuổi được xem là người lao động?

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 3 Bộ Luật Lao động năm 2019 quy định:

“1. Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.

Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật này.”

Được quy định cụ thể hơn tại Mục 1 Chương XI của Bộ Luật Loa động năm 2019 bao gồm 5 Điều luật, trong đó 143 quy định về Lao động chưa thành niên như sau:

“1. Lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ 18 tuổi.

2. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được làm công việc hoặc làm việc ở nơi làm việc quy định tại Điều 147 của Bộ luật này.

3. Người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi chỉ được làm công việc nhẹ theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

4. Người chưa đủ 13 tuổi chỉ được làm các công việc theo quy định tại khoản 3 Điều 145 của Bộ luật này.”

Như vậy, độ tuổi tối thiểu là 15 tuổi thì được xem là người lao động trừ một số trường hợp như:

- Từ đủ 13 đến dưới 15 làm các công việc do Bộ trưởng bộ Lao đông – Thương binh và Xã hội ban hành

- Chưa đủ 13 tuổi thì chỉ được làm các công việc quy định tại Khoản 3 Điều 145, cụ thể:

“3. Người sử dụng lao động không được tuyển dụng và sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm việc, trừ các công việc nghệ thuật, thể dục, thể thao nhưng không làm tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa đủ 13 tuổi và phải có sự đồng ý của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.”

2./ Nguyên tắc khi sử dụng lao động chưa thành niên

– Lao động chưa thành niên chỉ được làm công việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách.

– Người sử dụng lao động khi sử dụng lao động chưa thành niên có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động về các mặt lao động, sức khỏe, học tập trong quá trình lao động.

– Khi sử dụng lao động chưa thành niên, người sử dụng lao động phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ; lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

– Người sử dụng lao động phải tạo cơ hội để lao động chưa thành niên được học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

3./ Mức xử phạt đối với người sử dụng lao động khi tuyển dụng người lao động chưa đủ tuổi

Căn cứ tại Điều 19 vi phạm quy định về lao động chưa thành niên - Nghị định 95/2013/NĐ-CP

1. Phạt cảnh cáo đối với người sử dụng lao động có hành vi không lập sổ theo dõi riêng khi sử dụng lao động chưa thành niên hoặc không xuất trình sổ theo dõi khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cấu.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng người dưới 15 tuổi mà không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người đại diện pháp luật,

b) Sử dụng lao động chưa thành niên làm việc quá thời giờ làm việc quy địng tại Khoản 2 Điều 163 của Bộ luật lao động;

c) Sử dụng người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, trừ một số nghề, công việc được pháp luật cho phép.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng lao động là người chưa thành niên làm công việc, tại nơi làm việc bị cầm sử dụng theo quy định tại Điều 165 của Bộ luật lao động.

b) Sử dụng người dưới 15 tuổi làm công việc ngoài danh mục được pháp luật cho phép quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 164 của Bộ luật lao động.

Bảng giá dịch vụ "Thành lập công ty - thay đổi giấy phép kinh doanh" vui lòng click vào đây => Bảng giá dịch vụ

Bảng giá dịch vụ "Giấy phép con" vui lòng click vào đây => Bảng giá dịch vụ

Bảng giá dịch vụ "Kế toán - dịch vụ báo cáo thuế" vui lòng click vào đây: Bảng giá dịch vụ

Bài viết được chia sẻ bởi TFV CONSULTANT. Hãy ghi nguồn và trích dẫn liên kết nếu như bạn muốn sao chép nội dung bài viết. Xin chân thành cảm ơn./

Banner