Logo TFV
441/50 Điện Biên Phủ - P. 25 - Q. Bình Thạnh - Tp. Hồ Chí Minh

DOANH NGHIỆP CÓ BAO NHIÊU NGƯỜI LAO ĐỘNG THÌ ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI?

Banner

Doanh nghiệp có bao nhiêu lao động thì phải đóng Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế?

Căn cứ theo Điều 168 Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của Luật Lao động 2019 (áp dụng từ ngày 01/01/2021)

1. Người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; người lao động được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.

Khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động tham gia các hình thức bảo hiểm khác đối với người lao động.

Đối tượng tham gia theo quy định tại Điều 3 Luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:

1. Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.

Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật này.

2. Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

3. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động tại một đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động thông qua thương lượng tập thể hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật về lao động. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.

4. Tổ chức đại diện người sử dụng lao động là tổ chức được thành lập hợp pháp, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong quan hệ lao động.

5. Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động, người sử dụng lao động, các tổ chức đại diện của các bên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quan hệ lao động bao gồm quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động tập thể.

Như vậy, theo Quy định của Pháp luật hiện hành thì người lao động ký hợp đồng lao động có thời hạn và không có thời hạn đều thuộc đối tượng bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội (trong đó bao gồm cả bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế)

Lưu ý: Từ ngày 01/01/2021 khi ký hợp đồng lao động sẽ bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội. Trong quy định mới này sẽ không còn Hợp đồng thời vụ, Hợp đồng mùa vụ.

Tóm lại, những doanh nghiệp đang hoạt động thì bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người sử dụng lao động và người lao động.

Bài viết được chia sẻ bởi TFV CONSULTANT. Hãy ghi nguồn và trích dẫn liên kết nếu như bạn muốn sao chép nội dung bài viết. Xin chân thành cảm ơn!

Banner