DOANH NGHIỆP CÓ CẦN PHẢI ĐÓNG TIỀN BHXH CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG KHÔNG?

Banner

Hỏi/ đáp: Doanh nghiệp có phải đóng tiền bảo hiểm xã hội cho người lao động không?

Trả lời: Chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc là chế độ phát sinh khi giữ người lao động và người sử dụng lao động có phát sinh quan hệ lao động và thời hạn hợp đồng từ 01 tháng trở lên. Đây là chế độ bảo hiểm bảo đảm quyền lợi cho người lao động khi tham gia quan hệ lao động.

Theo quy định của pháp luật bảo hiểm, khi phát sinh quan hệ lao động thì cả người lao động và người sử dụng lao động đều có trách nhiệm tham gia các chế độ bảo hiểm với các mức đống khác nhau. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người lao động hoặc người sử dụng lao dộng không muốn tham gia bảo hiểm. Vậy quy định cụ thể của luật bảo hiểm như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu về vấn đề này.

Người sử dụng lao động có bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao đông?

Căn cứ theo Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 có quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động, cụ thể:

“Điều 18. Trách nhiệm của người sử dụng lao động

1./ Người sử dụng lao động có các trách nhiệm sau đây:

a) Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 92 và hằng tháng trích từ tiền lương, tiền công của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 91 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội;

b) Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội của người lao động trong thời gian người lao động làm việc;

c) Trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi người đó không còn làm việc;

d) Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ, đóng và hưởng bảo hiểm xã hội;

đ) Trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động;

e) Giới thiệu người lao động đi giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 41, Điều 51 và điểm b khoản 1 Điều 55 của Luật này;

g) Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

h) Cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu;

i) Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

2. Ngoài việc thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này, hằng tháng người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 102 và trích từ tiền lương, tiền công của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 102 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp.”

Như vậy theo như quy định trên, khi ký hợp đồng lao động đồng nghĩa với việc người sử dụng lao động phải có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động được trích từ tiền lương của người lao động.

2./ Mức xử phạt khi doanh nghiệp không đóng BHXH cho người lao động

Khi tham gia vào quan hệ lao động cả người lao động và người sử dụng lao đọng đều có nghĩa vụ đóng bảo hiểm lao động đối với hợp đồng lao động từ 01 tháng trở lên. Nếu không đóng thì sẽ xử phạt hành chính theo Điều 26 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP, cụ thể:

“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dung lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

2. Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;

b) Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;

c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

3. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;

b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.”

Bảng giá dịch vụ "Thành lập công ty - thay đổi giấy phép kinh doanh" vui lòng click vào đây => Bảng giá dịch vụ

Bảng giá dịch vụ "Giấy phép con" vui lòng click vào đây => Bảng giá dịch vụ

Bảng giá dịch vụ "Kế toán - dịch vụ báo cáo thuế" vui lòng click vào đây: Bảng giá dịch vụ

Bài viết được chia sẻ bởi TFV CONSULTANT. Hãy ghi nguồn và trích dẫn liên kết nếu như bạn muốn sao chép nội dung bài viết. Xin chân thành cảm ơn!

Banner