KINH DOANH HÀNG GIẢ, HÀNG KÈM CHẤT LƯỢNG BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

Banner

Hỏi/ đáp: Doanh nghiệp kinh doanh hàng giả, nhái, kém chất lượng sẽ bị xử phạt như thế nào?

Hiện nay tình trạng hàng giả, nhái, kém chất lượng đang diễn biến phức tạp và xuất hiện trong hầu hết mọi lĩnh vực, trôi nổi trên thị trường. Nó trở thành một vấn nạn không chỉ riêng đối với các doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng. Vậy nếu các doanh nghiệp kinh doanh hàng giả, nhái, kém chất lượng thì sẽ bị xử phạt hành chính hoặc có thể bị xử lý hình sự.

1./ Hàng giả, nhái, kém chất lượng là gì ?

Căn cứ theo Khoản 8 Điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP thì hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng là:

“8. “Hàng giả” gồm:

a) Hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;

b) Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;

c) Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người, vật nuôi không có dược chất; có dược chất nhưng không đúng với hàm lượng đã đăng ký; không đủ loại dược chất đã đăng ký; có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;

d) Thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng; không đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;

đ) Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thương nhân, địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại hoặc tên thương phẩm hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của thương nhân khác;

e) Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;

g) Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005;

h) Tem, nhãn, bao bì giả”.

Xử phạt đối với hành vi kinh doanh hàng giả, nhái, kém chất lượng:

Tùy theo từng trường hợp mà việc kinh doanh hàng giả, nhái, kém chất lượng thì sẽ bị xử phạt theo từng mức độ. Căn cứ theo

1.1./ Xử lý hành chính

Đối với hành vi buôn bán, sản xuất hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng quy định tại điểm a, b, c và d khoản 8 Điều 3 Nghị định này, mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 60.000.000 đồng. Riêng với những hành vi buôn bán, sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa quy định tại điểm đ và e khoản 8 Điều 3 Nghị định này, mức phạt tiền từ 200.000 đồng đến 45.000.000 đồng.

Ngoài ra, còn có mức phạt tăng thêm đối với hành vi buôn bán sản xuất hàng giả trong các trường hợp hàng hoá là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh cho người mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; là thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; là phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, diệt côn trùng, trang thiết bị y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm. Kèm theo đó là các biện pháp áp dụng hình thức phạt bổ sung và khắc phục hậu quả.

1.2./ Xử lí hình sự

Việc sản xuất, buôn bán hàng giả bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại Điều 192 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Cụ thể nếu cá nhân nào có hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả sẽ bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 15 năm. Bên cạnh đó còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như:

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng

- Cấm đảm nhiệm chức vụ

- Cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm

- Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Riêng với chủ thể thực hiện hành vi là pháp nhân thương mại mức phạt tiền khi bị truy cứu hình sự ở tội danh này là từ 1.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng; đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm hoặc bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Hình thức xử phạt bổ sung đối với chủ thể này:

- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng

- Cấm kinh doanh

- Cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định

- Cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi theo quy định của pháp luật. Nếu có bất cứ thắc mắc hay khó khăn nào xin vui lòng liên hệ đến TFV CONSULTANT để được hướng dẫn.

Bảng giá dịch vụ "Thành lập công ty - thay đổi giấy phép kinh doanh" vui lòng click vào đây => Bảng giá dịch vụ

Bảng giá dịch vụ "Giấy phép con" vui lòng click vào đây => Bảng giá dịch vụ

Bảng giá dịch vụ "Kế toán - dịch vụ báo cáo thuế" vui lòng click vào đây: Bảng giá dịch vụ

Bài viết được chia sẻ bởi TFV CONSULTANT. Hãy ghi nguồn và trích dẫn liên kết nếu như bạn muốn sao chép nội dung bài viết. Xin chân thành cảm ơn./

Banner