Logo TFV
441/50 Điện Biên Phủ - P. 25 - Q. Bình Thạnh - Tp. Hồ Chí Minh

LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP NÀO PHỔ BIẾN NHẤT HIỆN NAY

Banner

Nền kinh tế nước ta đang phát triển, thu hút rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Các nhà đầu tư thường lựa chọn rất kỹ loại hình doanh nghiệp sao cho phù hợp với nhu cầu kinh doanh. Loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay là loại hình Công Ty TNHH. Ưu điểm của loại hình này là phù hợp với nền kinh tế đang phát triển với nhiều công ty có quy mô vừa và nhỏ.

1./ Công Ty TNHH được chia làm mấy loại

Công ty TNHH được chia làm 2 loại: Công Ty TNHH 1 thành viên và Công Ty TNHH 2 thành viên trở lên.

- Công ty TNHH MTV (Điều 74 Luật doanh nghiệp 2020): là công ty do một đơn vị hoặc một cá nhân kiểm soát sở hữu; chủ sở hữu công ty gánh chịu hậu quả về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của tổ chức trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp.Đặc điểm của doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn một thành viên: Về chủ sở hữu doanh nghiệp do một đơn vị hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Không được phát hành cổ phần.

- Công ty TNHH có từ hai thành viên trở lên (điều 46 luật doanh nghiệp 2020): là doanh nghiệp trong đó có thành viên của công ty có thể tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên công ty không vượt quá 50. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đảm bảo góp vào doanh nghiệp;

Doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên chịu trách nhiệm bằng tài sản của công ty; các người thuộc công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn cam kết góp vào doanh nghiệp.

2./ Lý do tại sao loại hình này được phổ biến nhất hiện nay

Công ty TNHH có rủi ro thấp cho người góp vốn, chủ công ty

- Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn sẽ chỉ cần phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ tài sản và các khoản nợ của doanh nghiệp đúng với số vốn mà thành viên góp vào công ty. Sự tách bạch về số vốn và tài sản này giúp doanh nghiệp hạn chế được nhiều rủi ro.

Dễ dàng kiểm soát vốn góp và chuyển nhượng vốn góp, không cho người lạ đầu tư vào công ty

- Việc góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn khá đơn giản và không yêu cầu cao về tỉ lệ vốn góp.

- Nếu thành viên muốn chuyển nhượng vốn góp thì chỉ được chuyển nhượng số vốn góp của mình và phải được sự đồng ý của những thành viên khác.

- Hơn nữa còn phải ưu tiên những thành viên khác trong công ty mua phần vốn góp này. Điều này giúp doanh nghiệp có thể kiểm soát thành viên sở hữu vốn góp của công ty mình và tránh việc người lạ hay đối tượng không mong muốn sở hữu công ty.

Số lượng thành viên công ty ít, dễ quản lý

- Công ty trách nhiệm hữu hạn có thể có 1 thành viên hoặc 2 thành viên trở lên. Hơn nữa, số lượng thành viên tối đa có thể sở hữu vốn công ty là 50 thành viên. Do vậy, rất dễ kiểm soát các thành viên cũng như hoạt động nội bộ của công ty.

Dễ kiểm soát các hoạt động công ty

- Việc vận hành hoạt động của công ty TNHH khá đơn giản, hoạt động kinh doanh không bị vướng mắc quá nhiều về pháp luật. Do thành viên công ty ít nên càng dễ kiểm soát toàn bộ các hoạt động kinh doanh.

- Ngoài ra, các thành viên, bộ phận dễ phối hợp hoàn thành công việc tốt hơn. Không phải thông qua ý kiến của quá nhiều người

Công ty trách nhiệm hữu hạn không bị giới hạn về ngành nghề kinh doanh

- Các công ty TNHH có thể tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp với mục đích kinh doanh của công ty mà không bị giới hạn. Chỉ cần ngành nghề đó không thuộc ngành nghề bị hạn chế hay bị cấm. Do đó, doanh nghiệp có thể tiến hành đăng ký ngành nghề kinh doanh tùy theo tính chất ngành nghề, lĩnh vực của công ty.

Hơn thế nữa, khi một số cá nhân hoặc tổ chức muốn Thành Lập Doanh Nghiệp thì họ đã có mối quan hệ quen biết, tin tưởng nhau từ trước và việc thành lập Công ty TNHH hai thành viên trở lên sẽ giúp cho các thành viên kiểm soát được vấn đề quản lý công ty và việc chuyển nhượng vốn của các thành viên khác.

Như vậy, mọi tổ chức ,cá nhân khi tham gia góp vốn thành lập công ty đều nắm bắt được tình hình hoạt động của công ty một cách dễ dàng. Mặt khác, công ty cổ phần thì bất kỳ ai cũng có thể là cổ đông của công ty và việc chuyển nhượng vốn là tương đối dễ dàng nên quá trình quản lý nội bộ tương đối khó khăn.

Do đó, nếu cá nhân, tổ chức muốn thành lập doanh nghiệp với quy mô vừa phải, vấn đề quản lý doanh nghiệp không quá phức tạp thì ban đầu nên thành lập Công ty TNHH hai thành viên trở lên. Sau đó, trong quá trình hoạt động muốn phát triển công ty ở quy mô lớn hơn và tham gia thị trường chứng khoán thì sẽ tiến hành chuyển đổi loại hình từ Công ty TNHH hai thành viên trở lên thành Công Ty Cổ Phần.

Bảng giá dịch vụ Thành lập Công ty trong nước vui lòng click vào đây => Bảng giá Dịch vụ

Bài viết được chia sẻ bởi TFV CONSULTANT. Hãy ghi nguồn và trích dẫn liên kết nếu như bạn muốn sao chép nội dung bài viết. Xin chân thành cảm ơn!

Banner