TỔ CHỨC LẠI DOANH NGHIỆP THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO?
Hỏi/ đáp: Do việc quản trị doanh nghiệp bị sai lầm dẫn đến bị thua lỗ nặng nề trong kinh doanh nên tôi muốn tổ chức lại loại hình Doanh nghiệp. TFV CONSULTANT vui lòng hướng dẫn cho chúng tôi cách tổ chức lại doanh nghiệp sao cho phù hợp?
Chân thành cảm ơn./
Trả lời: TFV CONSULTANT xin cảm ơn Quý khách hàng đã tin tưởng dịch vụ công ty chúng tôi. Về vấn đề này, công ty chúng tôi xin phép được trả lời như sau:
Căn cứ theo Luật Doanh nghiệp 2020, có 5 cách để tổ chức lại doanh nghiệp như sau:
1./ Chia công ty
Chia doanh nghiệp là trường hợp doanh nghiệp có thể chia các cổ đông, thành viên, quyền và nghĩa vụ, tài sản công ty để thành lập hai hoặc nhiều công ty mới.
Công ty bị chia chấm dứt tồn tại sau khi các công ty mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các công ty mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia hoặc thỏa thuận với chủ nợ, khách hàng và người lao động để một trong số các công ty đó thực hiện nghĩa vụ này. Các công ty mới đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp được phân chia theo nghị quyết, quyết định chia công ty. (Điều 198 Luật Doanh nghiệp 2020).
2./ Tách công ty
Tách công ty là tách bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mới (sau đây gọi là công ty được tách) mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.
Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị tách và công ty được tách phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách, trừ trường hợp công ty bị tách, công ty được tách, chủ nợ, khách hàng và người lao động của công ty bị tách có thỏa thuận khác. Các công ty được tách đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp được phân chia theo nghị quyết, quyết định tách công ty.(Điều 199 Luật Doanh nghiệp 2020).
3./ Hợp nhất công ty
Hợp nhất công ty là việc hai hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.
4./ Sáp nhập doanh nghiệp
Sáp nhập doanh nghiệp là một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập
5./ Chuyển đổi loại hình công ty
Những loại hình Doanh nghiệp chuyển đổi như sau:
Công ty TNHH => Công ty Cổ phần
Công ty Cổ phần => Công ty TNHH
Doanh nghiệp tư nhân => Công ty TNHH, Công ty Cổ phần, Công ty hợp danh
Để được nắm bắt rõ hơn thông tin về tình hình doanh nghiệp của khách hàng. Quý khách có thể liên hệ trực tiếp với TFV CONSULTANT để được tư vấn rõ hơn về loại hình cần tổ chức lại sao cho phù hợp với tình hình hiện tại của Doanh nghiệp.
Bảng giá dịch vụ "Thành lập công ty - thay đổi giấy phép kinh doanh" vui lòng click vào đây => Bảng giá dịch vụ
Bảng giá dịch vụ "Giấy phép con" vui lòng click vào đây => Bảng giá dịch vụ
Bảng giá dịch vụ "Kế toán - dịch vụ báo cáo thuế" vui lòng click vào đây: Bảng giá dịch vụ
Bài viết được chia sẻ bởi TFV CONSULTANT. Hãy ghi nguồn và trích dẫn liên kết nếu như bạn muốn sao chép nội dung bài viết. Xin chân thành cảm ơn!