CÁCH PHÂN BIỆT NHÃN HIỆU VỚI THƯƠNG HIỆU
Hỏi/ đáp: Nhãn hiệu là gì? Thương hiệu là gì? Làm cách nào để phân biệt được đâu là nhãn hiệu và đâu là thương hiệu. Việc phân biệt như thế này sẽ giúp ích được gì?
Trả lời: TFV CONSULTANT cảm ơn quý khách đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Theo yêu cầu, chúng tôi xin được trả lời như sau:
1./ Nhãn hiệu là gì?
Căn cứ tại khoản 16 điều 4 Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-VPQH hợp nhất Luật Sở Hữu Trí Tuệ Do Văn Phòng Quốc Hội Ban Hành
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
2./ Thương hiệu là gi?
Thương hiệu không được quy định cụ thể trong Luật, tuy nhiên ta có thể dựa vào các nét riêng của nó mà có thể giải thích như sau
Khi nói đến thương hiệu người ta liên tưởng đến những yếu tố tạo nên danh tiếng của sản phẩm đó, bao gồm cả hữu hình lẫn vô hình, như kiểu dáng, chất lượng sản phẩm, định hình nhãn hiệu của sản phẩm, giá cả, thái độ phục vụ của nhân viên bán hàng, cảm nhận của khách hàng.
Thương hiệu là một hoặc một tập hợp các dấu hiệu để nhận biết và phân biệt sản phẩm, doanh nghiệp; là hình tượng về sản phẩm, doanh nghiệp trong tâm trí công chúng.
3./ Cách phân biệt nhãn hiệu với thương hiệu
Nhãn hiệu và thương hiệu là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Vì vậy, để phân biệt cụ thể hai khái niệm này phải dựa vào các tiêu chí sau:
- Nhãn hiệu:
+ Pháp lý: Nhãn hiệu là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
+ Đăng ký bảo hộ: Được pháp luật bảo hộ. Đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ và có hiệu lực tại thời điểm được cấp văn bằng bảo hộ.
+ Hình thức tồn tại: Là từ ngữ, chữ số, hình ảnh, màu sắc giúp người tiêu dùng nhận biết được hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau
+ Dấu hiệu nhận biết: Có các dấu hiệu nhận biết và nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh.
+ Giá trị: Sau khi được cấp văn bằng bảo hộ thì nhãn hiệu sẽ trở thành tài sản và có thể được định giá dễ dàng
+ Thời gian: 10 năm. Chủ sở hữu có thể xin gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần là 10 năm.
+ Ý nghĩa: Dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
- Thương hiệu:
+ Pháp lý: Thương hiệu không phải là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
+ Đăng ký bảo hộ: Không được pháp luật bảo hộ. Do doanh nghiệp tự xây dựng và phát triển.
+ Hình thức tồn tại: Là những đặc điểm điểm được hình thành trong tâm trí người tiêu dùng.
+ Dấu hiệu nhận biết: Không có dấu hiệu nhận biết cụ thể. Hình thành trong nhận thức của người tiêu dùng.
+ Giá trị: Việc định giá khó khăn vì thương hiệu gắn liền với uy tín, chất lượng của hàng hóa, dịch vụ.
+ Thời gian: Tồn tại lâu dài và không xác định được thời gian tồn tại cụ thể.
+ Ý nghĩa: Dùng để xây dựng, phát triển hình ảnh của doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp đó.
=> Tóm lại, nhãn hiệu là một trong những đối tượng sở hữu công nghiệp và được pháp luật bảo vệ. Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu sẽ giúp các cá nhân, tổ chức bảo hộ và khai thác giá trị sản phẩm của mình.
TFV CONSULTANT cung cấp Dịch Vụ Pháp lý Doanh nghiệp trọn gói, uy tín và chất lượng. Chúng tôi tư vấn về những quy định của Pháp luật hiện hành và các thủ tục có liên quan để Đăng Ký Thuế – Kế Toán và Giấy phép con. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ sau dây:
- Dịch vụ tư vấn thành lập công ty - Đăng ký doanh nghiệp
- Dịch vụ đăng ký Thuế - Kế toán - Báo cáo thuế hàng tháng - Hóa đơn điện tử - In hóa đơn
- Dịch vụ công bố chất lượng thực phẩm
- Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, logo - thương hiệu
- Dịch vụ đăng ký mã số, mã vạch sản phẩm
- Dịch vụ xin giấy phép lao động, visa, thẻ tạm trú
- Dịch vụ xin giấy phép sao khách sạn, giấy phép an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy.
Bảng giá dịch vụ thành lập công ty vui lòng click vào đây => Bảng giá
Bảng giá dịch vụ xin giấy phép Đăng ký nhãn hiệu vui lòng click vào đây => Bảng giá dịch vụ
Bài viết được chia sẻ bởi TFV CONSULTANT. Hãy ghi nguồn và trích dẫn liên kết nếu như bạn muốn sao chép nội dung bài viết. Xin chân thành cảm ơn!