DỊCH VỤ CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
Công bố chất lượng sản phẩm là việc tổ chức, cá nhân đăng ký hồ sơ tự công bố hoặc đăng ký bản công bố chất lượng sản phẩm phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật, quy định an toàn vệ sinh thực phẩm.
TFV INVESTMENT CONSULTANT COMPANY LIMITED ra đời với sứ mệnh tư vấn, hỗ trợ Pháp lý cho Doanh Nghiệp. Đồng thời, thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục liên quan đến Đăng Ký Kinh Doanh - Thuế - Kế Toán - Giấy Phép Con (Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện).
TFV CONSULTANT là một trong những đơn vị cung cấp Dịch Vụ Pháp Lý - Dịch vụ Công bố chất lượng - Kiểm nghiệm sản phẩm đã có uy tín, chất lượng từ lâu. Chúng tôi cam kết sẽ tư vấn - hỗ trợ nhiệt tình, tận tâm và mang lại những giá trị thiết thực tốt nhất cho khách hàng.
Ở bài viết này, TFV CONSULTANT hướng dẫn cách lập hồ sơ đăng ký tự công bố chất lượng đối với thực phẩm thường và đăng ký bản công bố chất lượng đối với thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung tăng cường vi chất dinh dưỡng.
Bảng giá Công Bố Chất Lượng Thực Phẩm Quý Khách Hàng vui lòng xem ở cuối trang
Những nội dung chính:
1./ Định nghĩa
2./ Văn bản quy phạm pháp luật quy định về công bố chất lượng
3./ Danh sách các Quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thực phẩm
4./ Quy trình công bố chất lượng sản phẩm thực phẩm
5./ Hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm
6./ Thời gian và nơi đăng ký hồ sơ công bố chất lượng
I./ Định nghĩa
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Health Supplement, Dietary Supplement) là những sản phẩm được dùng để bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày nhằm duy trì, tăng cường, cải thiện các chức năng của cơ thể con người, giảm nguy cơ mắc bệnh
- Thực phẩm dinh dưỡng y học còn gọi là thực phẩm dinh dưỡng dùng cho mục đích y tế đặc biệt (Food for Special Medical Purposes, Medical Food) là loại thực phẩm có thể ăn bằng đường miệng hoặc bằng ống xông, được chỉ định để điều chỉnh chế độ ăn của người bệnh và chỉ được sử dụng dưới sự giám sát của nhân viên y tế
- Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt (Food for Special Dietary Uses) dùng cho người ăn kiêng, người già và các đối tượng đặc biệt khác theo quy định của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (CODEX) là những thực phẩm được chế biến hoặc được phối trộn theo công thức đặc biệt nhằm đáp ứng các yêu cầu về chế độ ăn đặc thù theo thể trạng hoặc theo tình trạng bệnh lý và các rối loạn cụ thể của người sử dụng
II./ Văn bản quy phạm pháp luật quy định về công bố chất lượng
- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12
- Nghị định 15/2018 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm
- Quyết định 46/2007/BYT Quy định giới hạn tối đa ô nhiệm sinh học và hóa học trong thực phẩm
III./ Danh sách các quy chuẩn kỹ thuật về an toàn vệ sinh thực phẩm
Chúng tôi cung cấp 1 số Quy chuẩn Việt Nam thường sử dụng khi công bố chất lượng sản phẩm. Vẫn còn rất nhiều QCVN khác tuy nhiên chúng tôi không đề cập ở đây.
- QCVN 8-1:2011/BYT Quy chuẩn này quy định giới hạn an toàn cho phép đối với độc tố vi nấm ô nhiễm trong thực phẩm
- QCVN 8-1:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm
- QCVN 8-3: 2012/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn ô nhiễm hóa học và sinh học trong thực phẩm
- QCVN 6-1:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai
- QCVN 6-2:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống không cồn
- QCVN 6-3:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống có cồn
- QCVN 12-1:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
- QCVN 12-2:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng cao su tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
- QCVN 12-3:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng kim loại tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
- QCVN 12-4:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ làm bàng thủy tinh, gốm, sứ và tráng men tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
IV./ Quy trình công bố chất lượng sản phẩm thực phẩm
Bước 1: Xác định sản phẩm cần công bố chất lượng, trả lời 3 câu hỏi dưới đây
- Tên sản phẩm là gì?
- Thành phần cấu tạo của sản phẩm?
- Mục đích sử dụng của sản phẩm?
=> Sẽ xác định được loại sản phẩm này là gì? Để thực hiện hồ sơ đăng ký tự công bố hay đăng ký công bố cho phù hợp.
Bước 2: Lên chỉ tiêu để xét nghiệm mẫu sản phẩm
- Chuẩn bị mẫu sản phẩm để xét nghiệm
- Gửi mẫu đến phòng thí nghiệm được Bộ Y tế công nhận và đính kèm theo danh sách các chỉ tiêu cần kiểm tra
Bước 3: Soạn hồ sơ
Bước 4: Nộp hồ sơ và chờ phản hồi kết quả
V./ Hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm
1./ Hồ sơ tự công bố chất lượng thực phẩm
- Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).
- Nhãn dự thảo (đối với thực phẩm sản xuất trong nước)
- Nhãn chính sản phẩm và nhãn phụ sản phẩm (đối với thực phẩm nhập khẩu)
2./ Hồ sơ đăng ký bản công bố chất lượng sản phẩm
2.1./ Hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với sản phẩm nhập khẩu
- Bản công bố sản phẩm được quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ/xuất khẩu cấp có nội dung bảo đảm an toàn cho người sử dụng hoặc được bán tự do tại thị trường của nước sản xuất/xuất khẩu (hợp pháp hóa lãnh sự);
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực);
- Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân). Khi sử dụng bằng chứng khoa học về công dụng thành phần của sản phẩm để làm công dụng cho sản phẩm thì liều sử dụng hàng ngày của sản phẩm tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 15% lượng sử dụng thành phần đó đã nêu trong tài liệu;
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc chứng nhận tương đương trong trường hợp sản phẩm nhập khẩu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
2.2./ Hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với sản phẩm sản xuất trong nước
- Bản công bố sản phẩm được quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực);
- Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân). Khi sử dụng bằng chứng khoa học về công dụng thành phần của sản phẩm để làm công dụng cho sản phẩm thì liều sử dụng hàng ngày của sản phẩm tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 15% lượng sử dụng thành phần đó đã nêu trong tài liệu;
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong trường hợp cơ sở thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) trong trường hợp sản phẩm sản xuất trong nước là thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
Lưu ý: Các tài liệu trong hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm.
TFV CONSULTANT là một trong những đơn vị cung cấp Dịch vụ công bố chất lượng sản phẩm ở thành phố Hồ Chí Minh đã có uy tín từ lâu trong lòng khách hàng. Bằng chất lượng dịch vụ của mình, khách hàng đã rất tin tưởng vào Dịch vụ tư vấn công bố chất lượng sản phẩm của chúng tôi.
Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ sau dây:
- Dịch vụ tư vấn thành lập công ty - Đăng ký doanh nghiệp
- Dịch vụ đăng ký Thuế - Kế toán - Báo cáo thuế hàng tháng - Hóa đơn điện tử - In hóa đơn
- Dịch vụ công bố chất lượng thực phẩm
- Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, logo - thương hiệu
- Dịch vụ đăng ký mã số, mã vạch sản phẩm
- Dịch vụ xin giấy phép lao động, visa, thẻ tạm trú
- Dịch vụ xin giấy phép sao khách sạn, giấy phép an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy.
Phí dịch vụ Đăng ký tự công bố chất lượng : 1.000.000 (VNĐ)/ 1 sản phẩm (Chưa bao gồm phí xét nghiệm mẫu sản phẩm)
Bảng giá dịch vụ thành lập công ty vui lòng click vào đây => Bảng giá dịch vụ
Bảng giá dịch vụ xin giấy phép con vui lòng click vào đây => Bảng giá dịch vụ
Bài viết được chia sẻ bởi TFV CONSULTANT. Hãy ghi nguồn và trích dẫn liên kết nếu như bạn muốn sao chép nội dung bài viết. Xin chân thành cảm ơn!