Logo TFV
441/50 Điện Biên Phủ - P. 25 - Q. Bình Thạnh - Tp. Hồ Chí Minh

DỊCH VỤ XIN GIẤY PHÉP QUẢNG CÁO MỸ PHẨM NHẬP KHẨU

Banner

"Mỹ phẩm nhập khẩu hay mỹ phẩm sản xuất trong nước đều phải xin Giấy Phép Quảng Cáo Mỹ Phẩm hay còn gọi là Giấy Xác Nhận Nội Dung Quảng Cáo trước khi quảng cáo trên website, mạng xã hội, Poster, báo chí, truyền hình" được quy định cụ thể tại Luật Quảng Cáo và Thông tư 09/2015/TT-BYT.

1./ Thủ tục xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm

- Đơn Đăng Ký Giấy Xác Nhận Nội Dung Quảng Cáo Mỹ Phẩm

- Giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp

- Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm và Bản công bố mỹ phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận

- Mẫu nhãn sản phẩm

- Meket nội dung dự kiến quảng cáo

- Kịch bản và nội dung dự kiến quảng cáo

2./ Những sản phẩm không được quảng cáo

Theo Điều 7 của LUẬT QUẢNG CÁO 2012 thì những sản phẩm sau đây không được phép Quảng cáo:

- Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.

- Thuốc lá.

- Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên.

- Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo.

- Thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc.

- Các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục.

- Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực.

- Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác do Chính phủ quy định khi có phát sinh trên thực tế.

3./ Những điểm lưu ý khi soạn hồ sơ xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm

- Trong các sản phẩm quảng cáo phải có nội dung thể hiện bằng tiếng Việt.

- Trong trường hợp sử dụng cả tiếng Việt, tiếng nước ngoài trên cùng một sản phẩm quảng cáo thì khổ chữ nước ngoài không được quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt; khi phát trên đài phát thanh, truyền hình hoặc trên các phương tiện nghe nhìn, phải đọc tiếng Việt trước tiếng nước ngoài.

- Đối với Thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải có khuyến cáo "Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh"

- Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.

- Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác.

- Quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến về giới, về người khuyết tật.

- Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.

- Quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến về giới, về người khuyết tật.

4./ Thời gian xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm nhập khẩu

Thời gian xin giấy phép quảng cáo thực phẩm là: 20 - 25 ngày làm việc

5./ Chi phí xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm

Chi phí xin Giấy Phép Quảng Cáo Thực Phẩm Trọn Gói là: 7.000.000 (VNĐ)/ 1 sản phẩm (Phí này đã bao gồm lệ phí nhà nước và các phí khác)

TFV CONSULTANT cung cấp Dịch Vụ Xin Giấy Phép Quảng Cáo Mỹ Phẩm uy tín và chất lượng. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ sau dây:

- Dịch vụ đăng ký Thuế - Kế toán - Báo cáo thuế hàng tháng - Hóa đơn điện tử - In hóa đơn

- Dịch vụ công bố chất lượng thực phẩm

- Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, logo - thương hiệu

- Dịch vụ đăng ký mã số, mã vạch sản phẩm

- Dịch vụ xin giấy phép lao động, visa, thẻ tạm trú

- Dịch vụ xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Bài viết được chia sẻ bởi TFV CONSULTANT. Hãy ghi nguồn và trích dẫn liên kết nếu như bạn muốn sao chép nội dung bài viết. Xin chân thành cảm ơn!

Banner